Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không? Cách sử dụng hiệu quả

Đông trùng hạ thảo từ lâu đã được biết đến như một loại “thần dược” cho sức khỏe và sắc đẹp. Vậy đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không? Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng đông trùng hạ thảo tốt cho phổi để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh hơn.

Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không?

Phổi có chức năng chính là trao đổi khí oxy và cacbonic để hệ hô hấp và các cơ quan của cơ thể duy trì mọi hoạt động bình thường. Ngoài ra, phổi còn có nhiệm vụ chuyển hóa các chất sinh học, lọc và đào thải các chất độc ra khỏi máu.

Do đó, nếu phổi không khỏe mạnh, sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập dưới nhiều hình thức và gây ra các bệnh như viêm phổi, giãn phế quản, thậm chí là ung thư phổi với các biểu hiện như ho dai dẳng, đau tức ngực, khó thở, sút cân nhanh, chán ăn,…

Y học hiện đại đã nghiên cứu đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý có nhiều thành phần giúp bổ phổi, tăng sức đề kháng, cải thiện các chức năng của hệ hô hấp, đặc biệt là phổi, tăng adrenaline giúp giãn cơ trơn phế quản, bảo vệ phổi, ngăn ngừa bệnh hen phế quản, viêm phế quản mãn tính và hỗ trợ điều trị lao phổi.

Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có tới 17 loại axit amin, cordycepin, polysaccharid,… giúp nuôi dưỡng phổi và bảo vệ phổi rất tốt khỏi các vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi.

Cordycepin thể hiện khả năng kháng virus mạnh mẽ, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương hoặc nhiễm trùng phổi. Đặc biệt, thành phần polysaccharid có khả năng tái tạo các tế bào phổi bị tổn thương nên mang lại hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản và các bệnh về phổi khác. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn chăm sóc và bảo vệ phổi, điều hòa cơ trơn ở người bị lao phổi, hen suyễn,…

Các thành phần khác trong đông trùng hạ thảo như vitamin B, K, E, kali, natri, adenosine, D-mannitol, axit béo no – không no, selen,… có tác dụng làm giãn động mạch và làm mềm thành phế quản, tránh tình trạng phế quản bị chít hẹp gây tức ngực, khó thở.

Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không? Giúp bổ phổi, tăng sức đề kháng,…

Cách dùng đông trùng hạ thảo tốt cho phổi

Sau khi giải đáp thắc mắc về câu hỏi “đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không?” bạn nên biết thêm về các sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách để phát huy hết tác dụng của loại dược liệu này.

Nếu muốn tốt cho phổi thì có thể ăn đông trùng hạ thảo trực tiếp, pha trà uống hoặc ngâm với mật ong,… Sau thời gian kiên trì sử dụng, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực trong cơ thể và các triệu chứng bệnh phổi sẽ giảm dần và biến mất.

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Đông trùng hạ thảo và mật ong giúp thanh lọc phổi, bổ phổi, ngăn ngừa viêm phế quản. Do đó, hai nguyên liệu này kết hợp với nhau có thể cải thiện chức năng của phổi. Ngoài ra còn tăng sức đề kháng, làm đẹp da và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thông thường.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g đông trùng hạ thảo tươi, 1 lít mật ong nguyên chất.

Cách làm: Lọ thủy tinh và đông trùng hạ thảo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho các nguyên liệu vào bình ngâm trong vòng 7 ngày, để nơi sạch sẽ, khô ráo. Sau 7 ngày, bạn có thể dùng 20 – 30ml hỗn hợp mật ong và đông trùng hạ thảo pha với nước ấm và uống trước khi ăn sáng.

Pha trà uống hàng ngày

Pha trà đông trùng hạ thảo để uống hàng ngày không chỉ tốt cho phổi mà tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, hiệu quả ngoài sức mong đợi, chỉ cần duy trì đều đặn, sau vài tuần bạn sẽ thấy cơ thể có những chuyển biến tích cực.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 – 7 sợi đông trùng hạ thảo khô, hoa cúc, nhân sâm, cam thảo (nếu có).

Cách làm: Cho đông trùng hạ thảo vào ấm trà thủy tinh với nước nóng 70oC. Hãm trong 10 – 15 phút để các hoạt chất của đông trùng hạ thảo hòa tan với nước. Sau khi uống hết trà lần 1 có thể thêm nước 2 – 3 lần nữa để tiếp tục uống và có thể ăn trực tiếp phần cái để không bỏ sót chất dinh dưỡng.

Pha trà đông trùng hạ thảo để uống hàng ngày tốt cho phổi và dễ thực hiện

Dùng đông trùng hạ thảo trực tiếp

Cách dùng này giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của loại dược liệu này.

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo (1 cây) và 1 ly nước nóng .

Cách làm: Ngâm đông trùng hạ thảo trong cốc nước nóng 3 phút cho đến khi mềm. Sau đó cho vào miệng ăn liền và uống hết phần nước ngâm, nên dùng vào buổi sáng, khoảng 3 – 4 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.

Dùng đông trùng hạ thảo trực tiếp để hấp thu tối đa các dưỡng chất

Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo

Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với phổi là không thể phủ nhận, nhưng để đảm bảo hiệu quả tối đa mà vẫn an toàn cho sức khỏe, điều quan trọng nhất là sử dụng với liều lượng hợp lý, không lạm dụng để tránh lãng phí và gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Cơ thể cần có thời gian để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thảo dược. Chính vì vậy bạn không nên nóng vội mà làm theo những hướng dẫn sai lầm. Cần duy trì sử dụng thường xuyên trong một thời gian, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.

Khi chế biến thảo dược nên dùng hũ thủy tinh để giữ được trọn vẹn dưỡng chất và không bị mất mùi vị. Nếu bạn định hầm hoặc nấu cháo thì không nên nấu đông trùng hạ thảo trong thời gian dài, vì nấu lâu ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.

Đối tượng cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng là trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú,… Ngoài ra, nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật hay mắc bệnh tự miễn do cơ thể dị ứng với thành phần có trong đông trùng hạ thảo thì không nên sử dụng.

Trên đây là những giải đáp về tác dụng của đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không và cách sử dụng. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và bạn cảm thấy yên tâm khi sử dụng đông trùng hạ thảo chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.